NÉT ĐẸP TRONG KIẾN TRÚC NHÀ CỔ VIỆT NAM

Ngày đăng: 31/10/2022

Nói đến nhà cổ trong văn hóa Việt Nam, thì có rất nhiều kiến trúc được chia theo vùng miền, hôm nay Nhà Đẹp NAV muốn chia sẻ đến các bạn một nét văn hóa dân tộc ấy.

Nếu nhà hiện đại mang lại cho chúng ta sự đẳng cấp và sang trọng thì nhà cổ lại cho chúng ta cảm giác yên bình, nhẹ nhàng, sâu lắng và hoài niệm.

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một ngôi nhà cổ nằm ở địa chỉ 535 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh. Nơi đây gia chủ đã lưu giữ một nét văn hóa Nhà rường Huế với các nội thất bên trong được bảo quản nguyên vẹn.

Nhà rường là một loại phong cách kiến trúc cổ, ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, dưới triều đại phong kiến Việt Nam hiện là một di sản văn hóa truyền thống cần được lưu giữ và bảo vệ, bởi nó là điển hình của một nền kiến trúc mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam được tạo dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên, xã hội với các quan niệm về nhân sinh, phong tục tập quán cũng như ý thức thẩm mỹ của ông cha ta xưa.

Phong cách kiến trúc Nhà Rường mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của lối kiến trúc Trung Hoa nhưng kiến trúc nhà rường Huế vẫn mang nét đẹp riêng biệt truyền thống của người Việt. 

Vì sao được gọi là Nhà Rường?

Bởi vì toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà có rất nhiều rường cột, rường kèo, và với phong cách kiến trúc theo chữ Đinh hoặc chữ Công. Các gian trong nhà rường được tính theo các hàng cột và không có vách ngăn để chia các gian nhà.

Trong các kiểu kiến trúc thì nhà chữ Đinh là loại nhà phổ biến nhất ở thời bấy giờ, nhà kiểu này có hai căn gồm nhà trên được thiết kế nằm ngang và nhà dưới nằm xuôi, đòn dông của hai căn nhà này nằm thẳng góc với nhau giống như chữ Đinh trong chữ Hán Việt cổ. Đặc điểm của nhà chữ Đinh là cửa lớn của nhà trên được xây dựng theo chiều dài của ngôi nhà, còn cửa lớn của nhà dưới được xây dựng theo chiều rộng của ngôi nhà, do đó cửa lớn của nhà trên và nhà dưới mở cùng một hướng, có chung mái hiên, tạo ra sự thống nhất của toàn bộ ngôi nhà. Kiến trúc nhà chữ Đinh thể hiện ý thức về chế độ phong kiến thời xưa rất rõ. Nhà trên là nơi quan trọng để sử dụng cho việc thờ cúng tổ tiên nên được thiết kế bề thế và cao hơn nhà dưới.

Kiến trúc sang trọng và ấm áp bên trong nhà rường Huế

Với kết cấu không gian nội thất khá rộng rãi, bên ngoài nhìn vào kiểu thiết kế mái thấy nhà có vẻ thấp, nhưng khi bước vào bên trong thì sẽ thấy hệ thống kèo cột, trần nhà rất cao làm cho không gian rất thông thoáng. Kiểu thiết kế mái có tác dụng che mưa và ánh nắng chói chang của vùng nhiệt đới, đồng thời hạn chế tầm nhìn của bên ngoài vào.

Hầu hết nhà rường đều được thiết kế xây dựng kiên cố với các loại gỗ quý. Mỗi một ngôi nhà vừa là công trình kiến trúc mang lại vẻ đẹp và tạo ra không gian mát mẻ, vừa chưa đựng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc phản ánh được thiên nhiên và đời sống con người xưa, góp phần tạo nên ngôi nhà truyền thống đầy tính nhân văn và nghệ thuật.

Sự tôn nghiêm trên cột nhà rường Nam Bộ

Với bàn tay của các nghệ nhân xưa đã khéo léo trạm trỗ nhưng tác phẩm tinh xảo để đời, đã làm nổi bật sắc gỗ mộc mạc thanh cảnh, tạo nên vẻ đẹp sinh động nhưng vẫn chứa đựng sự tôn nghiêm trong Kiến trúc nhà truyền thống Huế.

Ngày nay, những ngôi nhà rường Huế không còn nhiều nữa, nên việc bảo quản và gìn giữ nét đẹp ấy không phải đơn giản là tài sản của từng cá nhân, của địa phương mà nó đã là sản vô giá trong truyền thống dân tộc Việt Nam.

Gợi ý trong trang trí nội thất cho căn nhà cổ Việt Nam

Niềm đam mê lưu giữ những nét đẹp kiến trúc cổ của một cá nhân là điều đáng trân quý, để không gian ấy được bảo quản cẩn thận thì việc kết hợp đồ vải nội thất trong kiến trúc nhà cổ cũng là điều Nhà Đẹp NAV muốn hướng tới góp phần tạo nên điểm nhấn cũng như bảo vệ di sản đó được lâu dài hơn.

Với những màu sắc cũng như sự mềm mại của đồ vải nội thất sẽ tạo nên một không gian mới của nhà cổ thêm ấm cúng hơn, sức sống hơn, bảo vệ cho sự va chạm thường ngày cho các đồ nội thất trong không gian này.

Để có thể phối hợp được hài hòa giữa màu sắc của đồ vải nội thất và nội thất trong căn nhà cổ đòi hỏi người thiết kế phải tìm hiểu, am hiểu về kiến trúc nhà cổ để có thể đưa các hoa văn phù hợp với kiến trúc ấy không phải là điều dễ dàng. Vừa phải giữ nguyên vẹn lối kiến trúc cổ vừa phải đảm bảo tính thẩm mỹ trong sự kết hợp ấy.

Nhà Đẹp NAV hy vọng với sự gợi ý trên có thể góp một phần tạo sự mới mẻ cho các nhà đam mê lưu giữ nét truyền thống xưa, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mới trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam.